Chương 4. SWITCH

1.Giới thiệu

1.1. Khái niệm

Switch hay còn được gọi là bộ chuyển mạch dùng để kết nối các thiết bị khác với nhau. Nhiều cáp dữ liệu được cắm vào một công tắc để cho phép giao tiếp giữa các thiết bị được nối mạng khác nhau. Thiết bị chuyển mạch quản lý luồng dữ liệu qua mạng bằng cách chỉ truyền một gói mạng đã nhận đến một hoặc nhiều thiết bị mà gói đó được sử dụng. Mỗi thiết bị mạng được kết nối với bộ chuyển mạch có thể được xác định bằng địa chỉ mạng của nó , cho phép bộ chuyển mạch định hướng luồng lưu lượng tối đa hóa tính bảo mật và hiệu quả của mạng.

1.2. Vai trò của switch

dac diem chinh cua switch 533x400 - Series tự học CCNA (A-Z) - Chương 4

• Switch làm cho các host có thể hoạt động ở chế độ song công (có thể đọc – ghi hay nghe – nói) cùng lúc.

• Switch chỉ thiết lập một mạch ảo giữa hai cổng tương ứng mà không làm ảnh hưởng đến lưu thông trên những cổng khác.

• Switch quyết định chuyển frame dựa trên địa chỉ MAC, vì thế nó được xếp vào thiết bị Lớp 2. Chính nhờ Switch có khả năng lựa chọn đường dẫn để quyết định chuyển frame nên mạng LAN có thể hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.

• Những thiết bị được kết nối gián tiếp thông qua các port của switch. Switch nhận biết máy nào sẽ kết nối với cổng của nó bằng cách học địa chỉ MAC nguồn trong frame mà nó nhận được.

• Không cần chia sẻ băng thông. Việc băng thông được truyền đi theo nguyên lý gì sẽ được quyết định bởi port của thiết bị switch. Vì thế có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở một mức nào đó.

1.3. Đặc điểm chính của switch

Switch đã phân chia riêng biệt trên mỗi đoạn mạng kết nối: Đó chia nhỏ hệ thống mạng ra những đơn vị rất nhỏ được gọi là microsegment. Điều này, làm nhiều người dùng có thể giao tiếp và gửi dữ liệu cùng lúc ở trên nhiều segment khác nhau, mà không làm ảnh hưởng đến bất kì ai.

Hỗ trợ cung cấp băng thông lớn hơn dựa vào cách tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn cho mỗi người dùng. Tức là, switch cho phép chia nhỏ mạng LAN ra thành nhiều đoạn mạng nhỏ khác, ứng với một kết nối riêng giống một làn đường riêng.

2. VLAN

VLAN ( Virtual Local Area Network ) hay còn gọi là mạng LAN ảo. Một VLAN được định nghĩa là một nhóm logic các thiết bị mạng và được thiết lập dựa trên các yếu tố như chức năng, bộ phận, ứng dụng… của công ty. Về mặt kỹ thuật, VLAN là một miền quảng bá được tạo bởi các switch. Bình thường thì router đóng vai trò tạo ra miền quảng bá. Đối với VLAN,switch có thể tạo ra miền quảng bá.

cb install vlan.025.1.1 630x400 - Series tự học CCNA (A-Z) - Chương 4

3. Phân loại VLAN

Port – based VLAN: là cách cấu hình VLAN đơn giản và phổ biến. Mỗi cổng của Switch được gắn với một VLAN xác định (mặc định là VLAN 1), do vậy bất cứ thiết bị host nào gắn vào cổng đó đều thuộc một VLAN nào đó.
MAC address based VLAN: Cách cấu hình này ít được sử dụng do có nhiều bất tiện trong việc quản lý. Mỗi địa chỉ MAC được đánh dấu với một VLAN xác định.
Protocol – based VLAN: Cách cấu hình này gần giống như MAC Address based, nhưng sử dụng một địa chỉ logic hay địa chỉ IP thay thế cho địa chỉ MAC. Cách cấu hình không còn thông dụng nhờ sử dụng giao thức DHCP.
4. Đường Trunk
Trong hệ thống mạng truyền thông, người ta dùng Trunk để chỉ đường trung kế kết nối giữa các thiết bị đầu cuối, trạm con,… Đường Trunk kế được hiểu là đường truyền hoặc liên kết được thiết kế để mang nhiều tín hiệu. Đồng thời để cung cấp quyền truy cập mạng giữa hai điểm.
Có hai kiểu đường Trunk đó chính là :
Chuẩn DOT1Q hay 802.1q, 2 chuẩn này do IEEE đề ra
• Chuẩn ISL do Cisco đề ra. Thế nhưng không phải dòng sản phẩm nào của Cisco cũng hỗ trợ chuẩn ISL. Chính vì vậy hiện nay chuẩn dot1q được sử dụng phổ biến hơn so với các chuẩn còn lại.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x