Nội dung bài viết
1. CPU
CPU có tên viết tắt là Central Prossesing Unit hay còn gọi là trung tâm sử lý dữ liệu, hoặc hiểu một cách đơn giản đó chính là bộ não điều khiển hầu hết các thành phần còn lại ở trong một bộ máy vi tính.Nó có nhiệm vụ thực thi các xử lý và kiểm soát hoạt động của tất cả các bộ phận trong máy tính. Một máy tính sẽ không thể hoạt động nếu như không có bộ vi xử lý (CPU). Bộ vi xử lý càng mạnh thì càng xử lý được nhiều thông tin hơn.
2. Cấu tạo của CPU
- Khối điều khiển (CU – Control Unit) Có nhiệm vụ chuyển đổi các lệnh và thao tác từ người dùng sang ngôn ngữ máy tính. Sau đó điều khiển chúng tới nơi cần xử lý và chuyển đổi. Tất cả quá trình được thực thi một cách chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Được điều tiết bởi các xung nhịp đo của đồng hồ hệ thống.
- Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Có nhiệm vụ thực thi các quy tắc toán học và logic đối với các tín hiệu (ngôn ngữ máy) được đưa đến. Từ đó trả lại kết quả của lệnh cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.
- Thanh ghi ( Register ) Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU, dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC – Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo.
3. Các thông số kỹ thuật chính của CPU cần lưu ý
- Socket : Đây là thông số chỉ loại khe cắm của CPU và là đặc tính để xét sự tương thích giữa vi xử lý và mainboard. Các loại socket chính hiện nay là LGA1150, LGA1151, LGA2011, LGA2011-3 đối với Intel
- Số nhân xử lý (Core): nếu hiệu năng tương đương hoặc cùng một dòng sản phẩm thì chip xử lý có càng nhiều nhân càng mạnh.
- Công nghệ sản xuất: kích thước của transistor (bóng bán dẫn) càng nhỏ càng tiết kiệm điện và hiệu năng cao hơn, cũng như kích thước của chip xử lý cũng sẽ được giảm. Công nghệ sản xuất CPU được tính bằng nanômét (nm)
- Bộ nhớ đệm (Cache): vùng bộ nhớ nhanh nằm trên bộ xử lý. Đây là nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý của chip. Chỉ số này càng cao sẽ giúp cho CPU xử lý nhanh và mượt mà hơn.
- Card Đồ họa tích hợp (Card Onboard): dùng để xử lí hình ảnh/chơi game mà không cần đến VGA rời. Ví dụ card Intel HD Graphics 530 sẽ mạnh ngang một card màn hình như GeForce GT 730
- TDP (công suất thoát nhiệt): lượng nhiệt chip xử lý tỏa ra mà hệ thống làm mát cần phải giải tỏa. TDP thường cho biết mức tiêu thụ điện của con chip, con số này càng thấp càng tốt.
- Tốc độ xử lý của bộ vi xử lý trung tâm là tần số hoạt động và tính toán, tốc độ được tính bằng đơn vị Hz. Bạn có thể tự so sánh, nếu cùng một dòng CPU mà xung nhịp cao hơn đồng nghĩa với tốc độ xử lý nhanh hơn và kết quả cũng như khả năng làm việc tốt hơn.
Có 2 loại tốc độ xung nhịp là :
-
- Processor Base Frequency (xung nhịp cơ bản) đây là xung nhịp của bộ vi xử lý được tính bằng số phép tính mà bộ vi xử lý tính được trong 1 giây.
- Max Turbo Frequency (xung nhịp Turbo cao nhất) là tần số tối đa của một lõi mà bộ xử lý đạt được để có thể hoạt động bằng Công nghệ Turbo Boost Intel®.