Nội dung bài viết
1. Khái niệm
Mạng máy tính là một hệ thống gồm các máy tính kết nối với nhau để trao đổi dữ liệu với nhau thông qua môi trường kết nối.
Trong thời đại ngày nay, có nhiều thiết bị kết nối vào môi trường mạng máy tính như máy in, camera, điện thoại,…gọi chung là thiết bị đầu cuối. Môi trường kết nối gồm môi trường có dây và không dây; các thiết bị mạng thường dùng để kết nối các thiết bị đầu cuối như: Switch, router, firewall,…Các giao thức được sử dụng để các thiết bị đầu cuối có thể giao tiếp được với nhau.
2. Các thành phần cơ bản
– Các thành phần cơ bản của mạng máy tính bao gồm:
- Máy tính: đóng vai trò là thiết bị đầu cuối, làm việc trực tiếp với người dùng CCNA R&S
- Thiết bị mạng: Switch là thiết bị tập trung, kết nối các máy tính trong mạng có dây, Access Point là thiết bị tập trung kết nối các máy tính trong mạng không dây, Router là thiết bị định tuyến dùng để kết nối các mạng với nhau
- Các thiết bị kết nối: gồm card mạng, đầu nối
- Môi trường kết nối: môi trường có dây và không dây
3. Các ứng dụng trên mạng |
– Các ứng dụng phổ biến như:
- Email, Web
- Trao đổi trực tuyến
- Cộng tác: Whiteboard, Netmeeting, WebEx
- Cơ sở dữ liệu
4. Phân loại mạng
– LAN: Mạng LAN (Local Area Network) là mạng cục bộ, được tổ chức cho một đơn vị trong một không gian địa lý nhỏ. Các thiết bị trong LAN có kết nối trực tiếp với nhau, tốc độ cao. Công nghệ mạng được sử dụng trong LAN phổ biến là Ethernet.
– WAN: Mạng WAN (Wide Area Network) là mạng diện rộng, là mạng của một tổ chức có nhiều chi nhánh kết nối với nhau thông qua môi trường Internet. Các công nghệ được sử dụng trong WAN phổ biến là: MPLS, VPN,…
– MAN: mạng MAN (Metropolitan Area Network) là mạng đô thị, các thành phố lớn thường tổ chức hệ thống mạng đường trục tốc độ cao để phục vụ cho các đơn vị trong thành phố đó.
– SAN: Mạng SAN (Storage Area Network) là mạng lưu trữ, nhằm thực hiện chức năng lưu trữ cho lượng dữ liệu lớn trong đơn vị.
5. Đặc trưng của 1 mạng:
– Cấu trúc liên kết: trong mạng có 2 loại cấu trúc được nhắc tới là “physical topology” và “logical topology”. Đây thực chất là cấu trúc hình học không gian, cho thấy cách bố trí các phần tử của mạng. Thông qua cấu trúc hình học, bạn sẽ nắm rõ cách thức liên kết giữa các LAN với nhau.
– Tốc độ: là thước đo của tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền.
– Chi phí: mức độ đầu tư cho các thành phần mạng, cài đặt và bảo trì của một hệ thống mạng.
– Bảo mật: sự bảo mật chỉ ra cách thức bảo vệ một mạng.
– Ngoài ra còn sự sẵn sàng của mạng hay khả năng mở rộng kết nối, tính xác thực và độ tin cậy của 1 hệ thống mạng mà chúng ta cần quan tâm
còn tiếp…