Nội dung bài viết
Cấu trúc lệnh trong Linux
Đối với người dùng Window hay MacOS thường ít khi sử dụng đến các câu lệnh. Nhưng khi làm việc trên Linux, hầu hết đều phải sử dụng lệnh, vì thế cần nắm chắc những câu lệnh cơ bản. Các câu lệnh thường được viết tắt chữ cái đầu của câu lệnh đó. Trong bài viết này, các câu lệnh được thực hiện trong HĐH Ubuntu.
Dạng tổng quát của 1 câu lệnh bao gồm:
Commad [options] arguments
– trong đó:
Command: tên lệnh
Options: các tùy chọn của câu lệnh (bắt đầu với dấu “-” hoặc “–”)
Arguments: giá trị tham số của câu lệnh
Một số lệnh cơ bản trong Linux
1.Lệnh trợ giúp
Như đề cập ở trên, mỗi câu lệnh trong Linux sẽ có rất nhiều tùy chọn khác nhau. Người dùng rất khó có thể nhớ hết được tất cả các tùy chọn này. Để biết câu lệnh có bao nhiêu tùy chọn và chức năng của từng tùy chọn đó, hãy nhập lệnh [man]
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace">man <tên lệnh></span>
Ví dụ: Xem hướng dẫn dùng lệnh cp (copy)
2. Lệnh kiểm tra bộ nhớ RAM free
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><strong><em>free</em> [options]</strong></span>
Để xem chi tiết về các options có thể dùng dấu “?”
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><strong><em>free</em> -?</strong></span>
Các options:
-h | Hiển thị mặc định gom theo các khối |
-b | Hiển thị theo bytes |
-k | Hiển thị theo kilobytes |
-m | Hiển thị theo megabytes |
3. Lệnh kiểm tra dung lượng ổ cứng df
Cấu trúc: <em><strong><span style="font-family: 'courier new', courier, monospace">df [options]</span></strong></em>
Các options tương tự như kiểm tra RAM
4. Lệnh xem tiến trình top , tương tự như task manger của Window.
5. Lệnh đọc file cat. Trong Linux, lệnh cat dùng để đọc các file mà không phải mất nhiều thời gian.
Cấu trúc <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><em><strong>cat [type]</strong></em></span>
VD như file dạng text, file có các đuôi dạng văn bản.
6. Lệnh xem nội dung thư mục ls
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><em><strong> ls [options] [path] </strong></em></span>
– trong đó:
Options:
-l: liệt kê chi tiết nội dung
-a: liệt kê cả những file ẩn
Path: địa chỉ thư mục cần xem
VD: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><em><strong>ls -l /etc</strong></em></span>
Nếu nhập lệnh ls, sẽ dẫn đến địa chỉ mặc định.
7. Lệnh di chuyển thư mục cd
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><em><strong>cd [path]</strong></em></span>
cd /etc | Chuyển đến thư mục etc |
cd .. | Chuyển lên thư mục cấp cao hơn (thư mục cha). Thư mục gốc sẽ có kí hiệu “/” |
cd | Chuyển về thư mục home |
cd ~ | Chuyển về thư mục home |
8. Lệnh cho biết đường dẫn đến thư mục hiện tại pwd
VD:
9.Lệnh tạo thư mục mới mkdir
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><strong><em>mkdir [options] [Directory]</em></strong></span>
– trong đó
Options:
-p: khi sử dụng lệnh này, thư mục sẽ chứa thư mục con mà không cần phải tạo nhiều lần
Directory: tên thư mục cần tạo
VD:
- Tạo thư mục file1, file2, file3 trong thư mục Documents
- Tạo thư mục tep2 trong tep1 trong file1 sử dụng options –p
10. Lệnh sao chép file cp
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><em><strong>cp [options] [source dest]</strong></em></span>
– trong đó:
Options:
-R, -r: sao chép toàn bộ thư mục
Source, dest: lần lượt là tên thư mục, tập tin nguồn/đích
VD: sao chép file1, file2 thành file5, file6
11. Lệnh dùng để đổi tên / di chuyển thư mục hoặc file từ nơi này sang nơi khác mv
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><em><strong>mv [options] [source dest]</strong></em></span>
– trong đó:
Options:
-i: nhắc trước khi di chuyển với tập tin/thư mục đã có sẵn
-f: ghi đè lên thư mục/tập tin có sẵn
VD:
- Đổi tên thư mục file1 thành thumuc1
- Di chuyển file5 vao thucmuc1
- Di chuyển thumuc1 vào file3 và đổi tên thành bansao1
- Kiểm tra kết quả
12. Lệnh dùng để xóa thư mục rỗng rmdir. Thư mục rỗng là thư mục không chứa bất kỳ thành phần nào.
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><em><strong>rmdir [options] [Directory]</strong></em></span>
– trong đó:
Options: -p xóa cả thư mục cha lẫn thư mục con
Directory: tên thư mục muốn xóa
VD:
13. Ngoài ra còn lệnh rm.
Đây là 1 lệnh sẽ xóa tất cả các thư mục/file, khác với xóa thư mục rỗng của rmdir
Mặc định khi xóa 1 file nào đó sẽ được hỏi trước khi xóa, có thể dùng options xóa mà không cần hỏi.
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><em><strong> rm [options] [Directory]</strong></em></span>
– trong đó:
Options:
-f: xóa mà không cần hỏi
-i: hỏi trước khi xóa
-R, -r: xóa toàn bộ thư mục, kể cả thư mục con bên trong.
14. Lệnh tắt máy
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><em><strong>shutdown [options] [time] [tittle]</strong></em></span>
– trong đó:
Options:
-h :tắt máy
-r: khởi động lại
-c: hủy bỏ thao tác
Time:
now: ngay lập tức
hh:mm: hẹn thời gian
+m: hẹn số phút
Tittle : thông báo khi tắt máy
15. Lệnh reboot #reboot
16. Lệnh init
Cấu trúc: <span style="font-family: 'courier new', courier, monospace"><em><strong>init [number]</strong></em></span>
– trong đó:
3: restart
0: shutdown
Đọc thêm bài viết cùng chủ để:
- Linux là gì? Sự khác biệt giữa 2 hệ đều hành Linux và Windows? Cấu trúc của hệ điều hành Linux
- Hướng dẫn cài đặt ubuntu 18.04 LTS