Chương trình đa nhiệm trong linux

Cũng như các hệ điều hành như Window hay MacOS, Linux cũng có thể chạy đa nhiệm nhiều chương trình cùng một lúc để hệ thống hoạt động hiệu quả. Mỗi chương trình được xác định trên hệ thống bằng ID (Identification), mỗi ID là duy nhất và một chương trình khi hết phiên hoạt động thì một chương trình khác có thể sử dụng ID đó

Cùng với số ID, mỗi chương trình còn được liên kết với tài khoản sử dụng trong hệ thống như đã nói trong bài (Tìm hiểu về Quản trị user, quản trị group trong Linux)

Hiển thị hệ thống đa nhiệm trong linux

Có 2 lệnh cơ bản để hiện thị đa nhiệm trong hệ thống Linux, mỗi lệnh sẽ có đặc điểm riêng.

ps: là một lệnh phổ biến liệt kê các quy trình hiện đang chạy trên hệ thống của bạn tại thời điểm bạn ghi lệnh

câu lệnh: $ps u

ps u - Đa nhiệm trong Linux. 1 số câu lệnh để quản lý chương trình

top: là lệnh liệt kê chương trình theo trạng thái, mức độ ưu tiên và là chương trình chạy theo thời gian thực (giống với Task manager của Window).

câu lệnh $top

top - Đa nhiệm trong Linux. 1 số câu lệnh để quản lý chương trình

Lệnh xử lý đa nhiệm trong linux

Nếu bạn là người sử dụng nhiều các bản phân phối của unix/linux thì không thể không biết cách sử dụng các câu lệnh, ví dụ khi làm việc với bản phân phối linux sever, sẽ không có GUI để bạn có thể thao tác chuột quản lý đa nhiệm. Việc sử dụng thành thạo câu lệnh là rất cần thiết với người quản trị sever

Làm việc đa nhiệm trước nền (foregorund) và sau nền (background) trong Linux

Mặc dùng các chương trình trong Linux thường được tự khởi chạy và người dùng không cần quan tâm đến việc quản lý chúng. Nhưng trong một số trường hợp, bạn là người quản lí hệ thống và muốn quản lý chương trình nào chạy trước, chương trình nào chạy sau. Tạm dừng một chương trình xử lý file hoặc soạn thảo mà không muốn làm lại từ đầu. Cho nên cần nắm được cách hoạt động trước và sau nền của ứng dụng là cần thiết

Để hiện thị các lệnh đang chạy trong nền hãy nhập lệnh $jobs

Nếu muốn chương trình chạy tước nền thay vì sau nền, hãy thêm dấu (&) cuối mỗi câu

fg [jobs-number]: đưa một chương trình sau nền (background) về lại trước nền (foregorund)

Nhấn tổ hợp Ctrl+Z để đưa chương trình foregorund về background.

Lệnh dừng chương trình killkill all

Lệnh này cho phép người dùng tạm dừng một hay nhiều chương trình đang chạy. Ngoài ra, nó còn có thể tạm dừng hoặc tiếp tục để cấu hình lại các file hệ thống khác.

Trong linux, có rất nhiều tùy chọn để dừng chương trình. Các tùy chọn sẽ có một lệnh khác nhau, bảng dưới đây giải thích rõ một số câu lệnh hay được sử dụng

Cấu trúc câu lệnh: kill [options] (type file)

Loại lệnh Kí hiệu Giải thích
Sighup 1 Ngắt kết nối khi phát hiện thấy lỗi treo thiết bị điều khiển.
Sigint 2 Ngắt kết nối từ bàn phím
Sigquit 3 Dừng kết nối tới bàn phím
Sigabrt 6 Hủy bỏ lệnh
Sigkill 9 Dừng kết nối (Kill)
Sigterm 15 Kết thúc kết nối terminal
Sigcont 18,19,25 Tiếp tục chương trình nếu trước đó đã bị dừng
Sigstop 17,19,23 Dừng chương trình

Sự khác nhau giữa lệnh killkill all

– Sử dụng lệnh kill khi bạn biết PID của chương trình đó. Như trong phần đầu đã giơi thiệu, khi bạn sử dụng lệnh ps hoặc top. Một bảng các chương trình sẽ hiện ra kèm theo PID của chúng, nếu bạn muốn dừng bất kì chương trình nào, hãy nhớ câu lệnh kill và PID. Các options đã được nêu trên bảng sẽ giúp bạn xử lý chương trình tốt hơn

– Đối với lệnh killall, bạn sẽ tìm tên của chương trình muốn xử lý. Ưu điểm của lệnh này là sẽ không bắt bạn tìm kiếm ID của chúng với dãy số khó nhớ.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x