Phân quyền truy cập Linux

Là một người quản trị hệ thống Linux, bạn phải biết cách phân cấp quyển truy cập vào hệ thống cho người dùng. Để tránh trường hợp dữ liệu hệ thống bị phát tán, tăng cường bảo mật cho dữ liệu. Chỉ cho người dùng quyền sử dụng nhất định trong trách nhiệm của họ.

Cấu trúc của của một file cấp quyền truy cập  <strong>-rwxrwxrwx</strong>

Để kiểm tra danh sách quyền truy cập thư mục và tệp tin ta sử dụng lệnh ls -l hoặc ls -l -a (ls -la)

quyen truy xuat - Quyền truy cập, truy xuất thư mục/tập tin trong hệ thống Linux

 

Quyền truy xuất gồm 3 nhóm (user, group, others) được gán bằng 3 chữ cái viết tắt thể hiện cách quyển truy cập của nhóm đó

Quyền truy cập Ý nghĩa
Read Cho phép xem và đọc tập tin thông qua lệnh “ls”
Write Cho phép thay đổi nội dung và xóa tập tin.
Execute Cho phép chạy chương trình, tìm kiếm hoặc truy cập thông qua lệnh “cd”

Biểu diễn quyền truy cập trong Linux

Như đã nói ở trên, mỗi nhóm người dùng sẽ được gán 3 chữ cái đầu của quyển truy cập đó, để hiểu rõ hơn xem qua một vài ví dụ sau:

rwx: có toàn bộ quyền read, write, execute

rw-: có quền read, write, không có quển execute

-wx: không có quyền read, có quyền write và execute

—: không có quyền gì

Trong một file sẽ gồm cả 3 nhóm được biểu diễn bằng 9 kí tự được thể hiện ở phần 1.

VD: <strong>rwxrwx---</strong> : Người sở hữu và user có toàn quyền, còn mọi người khác không có quyền truy xuất

Một số câu lệnh cơ bản

Thay đổi quyền truy cập với lệnh chmod

Trong một phương pháp thực hiện điều này, mỗi quyền (read, write, and execute) được gán một số r = 4, w = 2 và x = 1 và bạn sử dụng tổng số của mỗi bộ số để thiết lập quyền

Giống như 1 phép tính, tổng của các giá trị này sẽ thể hiện quyền truy xuất như sau:

– để xét toàn quyền truy cập cho user thì chúng ta cần là rwx. Mà bên trên r = 4, w = 2 và x =1, như vậy tổng sẽ là 7. Giá trị đó sẽ tương ứng trong câu lênh chmod để thiết lập quyền truy xuất cho  user

– tiếp theo, giả dụ ta chỉ cho quyền truy cập của group là rw-. Theo các tính sẽ là (4+2+0), như vậy tổng sẽ là 6

– tương tự với nhóm others là rw-, tổng cũng sẽ là 6

– ta được câu lệnh sau

# chmod 766 file

VD: Hình dưới đây thể hiện hệ thống có 2 file tên là file3 và megacore

– sử dụng lệnh chmod thay đổi quyền truy cập cho tất cả các nhóm ở file megacore thành “toàn quyền truy câp”

quyen truy xuat 1 - Quyền truy cập, truy xuất thư mục/tập tin trong hệ thống Linux

Bên cạnh đó, quyền truy xuất mới có thể gán cho từng nhóm bằng cách sử dụng các chữ cái thay thế cho user (u), group (g), other (o), và tất cả các users (a). Các quyền truy xuất vẫn được giữ nguyên chữ cái đại diện, ngoài ra ký tự “+” là gán thêm quyền, “-” là loại bỏ quyền

VD: Quan sát ví dụ minh họa dưới và một vài câu lệnh khác

quyen truy xuat 2 - Quyền truy cập, truy xuất thư mục/tập tin trong hệ thống Linux

– xét quyền của file có tên sau: r-xr-xr-x

<strong># chmod a-w file</strong> : loại bỏ quyền write của tất cả các users

– xét quyền của file có tên sau: rwxrwxrw

# chmod o-x file : loại bỏ quyền execute của nhóm other

– xét quyền của file : –x–x–x

# chmod a+x file:  thêm quyền execute vào tất cả các users

Lệnh <strong>chown</strong> và lệnh chgrp lần lượt dùng để thay đổi chủ sở hữu và nhóm sở hữu thư mục/tập tin trong Linux

Cấu trúc:

Chown [Options] Newowner file

Trong đó:

Options: -R Áp dụng với cả thư mục cha lẫn thư mục con

Newowner: là tên chủ sở hữu mới của thư mục

Tương tự với cấu trúc thay đổi chủ sở hữu nhóm

Chgrp [Options] Newgroup file

Lưu ý: cần phải có 1 user khác có sẵn trong hệ thống thì mới có thể chuyển đổi chủ sở hữu. Ví dụ dưới đây thể hiện việc chuyển đổi chủ sở hữu file từ user “trung’ sang user “megacore”

quyen truy xuat 3 - Quyền truy cập, truy xuất thư mục/tập tin trong hệ thống Linux

Đọc thêm bài viết cùng chủ để:

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x