Chúng ta thường thấy các công ty  quảng cáo và bán cả 2 loại ổ cứng enterprise và consumer với mức giá không chênh lệch quá cao. Điều này dẫn đến một số khách hàng phân vân không biết phải chọn loại ổ đĩa nào. Liệu có phải ngu ngốc khi không chọn ổ cứng enterprise? Liệu có quá nhiều sự khác biệt giữa hai loại ổ cứng này? Có nên bỏ thêm tiền để có thể mua ổ cứng enterprise thay vì ổ cứng consumer?

Vậy qua bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng xem chúng ta nên chọn loại ổ cứng nào để phù hợp với nhu cầu và có gì khác nhau giữa 2 loại này!

hhd 1024x1024 - Part 3: Sự khác nhau giữa ổ cứng Enterprise và Consumer (sự khác nhau giữa server và PC )

  • Khi nào thì sử dụng ổ cứng consumer?

Về cơ bản ổ cứng consumer được thiết kế để tập chung vào việc chạy những ứng dụng thông thường như là hệ điều hành windows, bộ dụng cụ office, game… và nó chỉ yêu cầu phần mềm đọc ghi dữ liệu trong một số thời điểm nhất định. Và máy tính cá nhân cũng chỉ hoát động vài tiếng một ngày, và sẽ được tắt vào phần lớn thời gian còn lại trong ngày. Và trong thời gian đó ổ cứng cũng sẽ không phải hoạt động nhiều.

  • Khi nào thì sử dụng ổ cứng enterprise?

Một máy chủ không chỉ cung cấp tài nguyên cho 1 người duy nhất giống máy tính cá nhân mà nó phải cung cấp tài nguyên cho rất nhiều máy khác, nên ổ cứng của máy chủ sẽ không chỉ chạy những ứng dụng đơn giản mà nó phải cung cấp lưu dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho nhiều người cùng truy cập 1 lúc, điều này sẽ yêu cầu ổ cứng phải đọc ghi liên tục vì nhiều người dùng cùng vào nhiều thời điểm khác nhau. Điều này dẫn đến yêu cầu về hoạt động ổ định và độ tin cậy rất cao của ổ cứng. Vậy chúng ta cùng điểm qua một số thứ trên ổ cứng enterprise có mà consumer không có!

  1. Như đã biết máy chủ sẽ phải hoạt động liên tục nên ổ cứng enterprise cũng được thiết kế để hoạt động 24/7 nên yêu cầu sử ổ định khi hoạt động là khá cao và để đảm bảo được độ ổ định thì nó có thiết kế khác với ổ cứng consumer thêm một số thứ sau: “ cơ chế làm mát bên trong thân máy, cảm biến phát hiện và triệt tiêu rung động, kiểm soát luồng khí bên trong máy”
  2. Ổ cứng Enterprise có hiệu năng hoạt động cao hơn. Với ổ cứng consumer thường thì tốc độ vòng quay của ổ đĩa chỉ thiết kế ở mức từ 5,400 vòng trên phút (RPM) tới 7,200 RPM còn đối với ổ cứng enterprise là 10,000 RPM tới 15,000 RPM
  3. Ổ cứng Enterprise được tích hợp thêm công nghệ hỗ trợ raid. Trong một cụm raid có một ổ gặp lỗi thì toàn bộ công việc mà ổ đó đang tải sẽ đè nặng lên những ổ còn lại và đương nhiên điều này sẽ khiễn những ổ còn lại hao mòn nhanh hơn và đó sẽ là lúc những công nghệ này phát huy tác dụng. Ổ cứng enterprise có thể “ hot swappable” có nghĩa là bạn có thể thay thế ổ cứng mà không cần phải tắt máy. Và nó cũng có các quy trình khôi phục lỗi giúp cải thiện độ tin cậy của ổ cứng hơn và mỗi hãng có một tên gọi khác nhau ví dụ như với Western Digital là time-limited error recovery (WD) còn với Samsung và Hitachi thì là command completion time limited (CCTL).

Và cuối cùng thì chúng ta có thể tổng kết lại điểm khác biệt giữa 2 loại ổ cho server và pc như sau

Consumer Enterprise
Thời gian hoạt động 8 giờ / ngày – 5 ngày / tuần 24 giờ / ngày – 7 ngày / tuần
Tải 10 – 20% 100%
Giá thành Thấp Cao
Hiệu năng Thấp tới trung bình Cao
Độ tin cậy Khá Cao
Sự toàn vẹn dữ liệu Khá Cao

Các bạn có thể tham khảo các mẫu ổ cứng cho máy chủ tại đây: Ổ Cứng – Máy Chủ Vật Lý – Chuyên Cung Cấp Server – Phần Cứng Server Giá Tốt Nhất Thị Trường (maychuvatly.com)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x