Nội dung bài viết
1. RAM
RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên của máy tính giúp lưu trữ thông tin hiện hành để bộ xử lý CPU có thể truy xuất và xử lý. RAM không thể lưu trữ được dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn cho nó, nếu như máy tính bị sập nguồn, tắt máy thì dữ liệu trên RAM sẽ bị mất. RAM có dung lượng càng lớn thì công việc nó giải quyết được càng nhiều.
2. Phân loại RAM
2.1. Phân theo cấu tạo
Về cấu tạo, RAM được chia làm 2 loại chính: RAM tĩnh và RAM động.
RAM tĩnh: Được gọi là SRAM (Static Random Access Memory) là nơi lưu trữ dữ liệu để khởi máy tính, SRAM là bộ nhớ nhanh và không bị mất nội dung sau khi được nạp. Có nghĩa là SRAM là một nơi lưu trữ các tập tin của CMOS dùng cho việc khởi động máy.
RAM động: Được gọi là DRAM (Dynamic Random Access Memory) khác với SRAM thì những dữ liệu của DRAM sẽ bị mất sau và phải nạp lại dữ liệu theo chu kỳ. Vì việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Đây cũng là điều mà giải thích vì sao mỗi khi tắt nguồn máy tính thì dữ liệu trên máy tính đó bị mất.
2.2. Phân loại theo dòng
Trên thực tế, bản thân RAM cũng có sự khác biệt. Các loại RAM đang phổ biến trên thị trường hiện nay là DDR 3 và DDR 4:
DDR 3: Có lẽ đây là loại RAM phổ biến trên thị trường hiện nay, nó được sử dụng rộng rãi cho các thế hệ máy tính. Loại RAM này thường được sử dụng cùng với CPU Intel Core 2 Duo, Core I3/ I5 /I7… thế hệ 5 trở xuống. Đối với máy chủ thì là CPU intel Xeon V1/V2 có socket 2011.
DDR 4: Là loại RAM mạnh mẽ nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó chỉ tương thích với một số phần cứng đời mới hiện nay. Loại RAM này thường được sử dụng cùng với CPU Intel Core I3/ I5 /I7… thế hệ 6 trở lên. Đối với máy chủ thì là CPU intel Xeon V3/V4 có socket 2011-3.
3. Các thông số cơ bản về RAM cần Biết
3.1. Dung lượng
Hiện nay dung lượng RAM tính bằng GB. Dung lượng của RAM càng lớn thì càng tốt cho máy tính. Dung lượng RAM tối thiểu hiện nay sẽ là 4GB, đối với người dùng thông thường thì máy tính có thể hỗ trợ lên tới 64GB RAM, còn đối với server thì có thể hỗ trợ lên tới 1.5TB RAM.
Dung lượng RAM trên máy chủ
3.2. Độ trễ (Latency)
Độ trễ là quãng thời gian mà các bạn phải chờ trước khi nhận được thứ mình cần.
3.3. Các loại Module của RAM
Ngày nay, công nghệ càng phát triển RAM được thiết kế thành các module như: SIMM, DIMM để thuận tiện cho thiết kế và nâng cấp máy tính.
- SIMM (Single In-line Memory Module)
- DIMM (Dual In-line Memory Module)
3.4. Bus của RAM
Bus RAM có thể hiểu là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM, bus của RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều.
Ý nghĩa của bus RAM là với chỉ số này ta có thể tính được tốc độ đọc dữ liệu của RAM trong 1 giây theo công thức sau:
Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8
Trong đó:
• Bandwidth còn được gọi là băng thông bộ nhớ, dữ liệu RAM có thể đọc được trong 1 giây (MB/s). Băng thông mà ta tính được theo công thức trên là tốc độ tối đa theo lý thuyết nhưng trên thực tế thì băng thông thường ít hơn và không thể vượt qua được băng thông lý thuyết.
• Bus Speed chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.
• BUS Width là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR3, DDR4 hiện nay đều có BUS Width cố định là 64.