Để so sánh ổ cứng SSD cho Desktop và ổ cứng SSD cho server. Trước tiên ta cần phải biết ổ cứng SSD là gì? Phân loại ổ cứng SSD? Và các thông số kỹ thuật trên ổ cứng SSD.

 

1. Ổ cứng SSD là gì?

5100 1.92TB 400x400 - Sự khác nhau giữa ổ cứng SSD cho Desktop và ổ cứng SSD cho server (Phần 1)

Ổ cứng SSD (Solid State Disk) là ổ cứng thể rắn, được chế tạo nhằm thay thế ổ cứng HDD truyền thống, cải thiện về tốc độ xử lý, độ bảo mật dữ liệu cũng như tiết kiệm điện hơn và giúp cho máy đỡ nóng hơn. Trong khi loại ổ đĩa truyền thống HDD là rỗng, có chứa khí và các bộ phận chuyển động ở bên trong (đầu từ, đĩa từ, cánh tay truyền động…) thì ngược lại SSD lại có kết cấu đặc (không rỗng), không chứa các bộ phận chuyển động cơ học. Về mặt ứng dụng, ổ đĩa SSD có tính năng và công dụng tương tự như các ổ đĩa cứng (HDD – Hard Disk Drive) và do đó dễ dàng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

2. Các Loại ổ cứng

Về chuẩn form factor, ổ cứng SSD laptop có thể được chia thành 4 loại chính:

– SSD 3.5 inch SATA

– SSD 2.5 inch SATA III

– SSD 1.8 inch micro SATA

– SSD mSATA

– SSD M.2 SATA

2.1. SSD 3.5 inch SATA

SSD 3.5 inch SATA là sản phẩm thường được dùng cho máy tính để bàn. Tuy nhiên loại bổ cứng này ngày nay khá khó tìm và bị thay thế dần bởi ổ cứng SSD 2.5 inch.

2.2. SSD 2.5 inch SATA

ssd samsuungevo 400x400 - Sự khác nhau giữa ổ cứng SSD cho Desktop và ổ cứng SSD cho server (Phần 1)

Ổ cứng SSD 2.5 inch SATA III được sử dụng khá phổ biến hiện nay với tốc độ đọc – ghi dữ liệu giới hạn ở mức 6Gbps tương đương 550MB/s.

2.3. SSD 1.8 inch micro SATA

Untitled 1 400x400 - Sự khác nhau giữa ổ cứng SSD cho Desktop và ổ cứng SSD cho server (Phần 1)

2.4. SSD mSATA

SSD mSATA là chuẩn dạng thu nhỏ của SSD 2.5 inch SATA, về hình thức SSD mSATA có kích thước gần giống với Card Wifi trên laptop với kích thước phổ biến 50x30mm.

3996 ssd msata novastar   1 400x400 - Sự khác nhau giữa ổ cứng SSD cho Desktop và ổ cứng SSD cho server (Phần 1)

2.5. SSD M.2 SATA

SD M2 là chuẩn kết nối chính cho các SSD di động thế hệ mới tiếp nối từ những cổng SSD thông thường. Nếu như SSD  thông thường bị giới hạn ở tốc độ truyền tải ở mức 550MB/s thì SSD chuẩn M2 có tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần. SSD M2 hay còn được gọi là NGFF có tốc độ nhanh chóng và được ứng dụng rộng rãi, được xem là một sự lựa chọn tối ưu cho các bo mạch chủ hiện nay.

SSD M2 bao gồm 2 loại là SSD M2 SATA với tốc độ truyền tải đúng chuẩn một SSD thông thường là 550 MB/s. Và một loại nữa là SSD M2 PCIe, đây là một chuẩn cao nhất về tốc độ truyền tải khi tốc độ của nó có thể lên đến 3500MB/s.

1520047916 698 o cung ssd m2 sata 250gb samsung 860 evo 2 - Sự khác nhau giữa ổ cứng SSD cho Desktop và ổ cứng SSD cho server (Phần 1)

 

3.  Thông số kỹ thuật

  • IOPS: Được viết tắt bởi cụm từ Input – output operation per second được hiểu  là 1 truy cập đọc và viết trên một giây. Đối với các thiết bị lưu trữ file thì băng thông chính là thông số quan trọng nhất. Còn các thiết bị cho đám mây Cloud thì IOPS quyết định độ nhạynhanh của máy ảo.
  • Max Sequential Read/Writes: Tốc độ đọc/ghi tuần tự tối đa. Các con số 550MB/s, 520 MB/s có lẽ sẽ rất hấp dẫn đối với hầu hết người tiêu dùng vì nó đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như ổ cứng SSD không thể đạt được tốc độ này. Nó chỉ là những con số trên lý thuyết, bạn chỉ nên đọc để tham khảo.
  • Random Read/Write: Tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên thường tính trên 4KB. Đây mới là con số bạn cần quan tâm khi mua ổ cứng SSD. Việc phải đọc các tập tin có dung lượng nhỏ như tệp tin hệ thống hệ điều hành, các cache, cookies của trình duyệt web, file save game, file văn bản, hình ảnh, tài liệu…diễn ra thường xuyên với số lượng lớn. Các thông số IPOS lớn hơn đồng nghĩa với tốc độ đọc các file nhỏ của ổ cứng SSD cao hơn.
  • TBW (Tera Byte Written) – tổng Tera Byte đã được ghi trên ổ cứng của bạn .Đây là thông số rất quan trọng trên ổ SSD vì thay vì số vòng quay cũng như thời gian sử dụng trên ở HDD thì trên SSD được tính theo số lần đọc / ghi và số lần này cũng có giới hạn nhất định, nếu quá số TBW cho phép có thể bạn sắp phải thay ổ SSD khác rồi.
  • DWPD (Drive Writes Per Day): số lượng ghi lên ổ mỗi ngày. Nghĩa là sử dụng thông số TBW của ổ để tính toán số dung lượng có thể ghi mỗi ngày trên một ổ là bao nhiêu dựa trên thời hạn bảo hành của sản phẩm.    DWPD và TBW có liên hệ mật thiết với nhau, 2 thông số này sẽ giúp bạn tính tương đối chính xác tuổi thọ chiếc SSD của bạn.   

              Công thức sẽ là: DWPD = (TBW * 1000) / (365 * Số năm bảo hành * dung lượng ổ SSD).

              DWPD = (TBW * 1000) / (365 * Số năm bảo hành * dung lượng ổ SSD).

              Vi dụ: Tôi có một ổ cứng Kingston SSD dung lượng 1,8 TB ( 1800 GB) được bảo hành 5 năm và 1500 TBW vậy thay thế vào công thức sẽ là:

              DWPD = (1500 * 1000) / (365 * 5 * 1800 GB) = 0.46 (khoảng 828GB) tức là khoảng 46% dung lượng của ổ cứng 1800 GB

Vậy 46% tương đương 828GB  có thể hiểu đơn giản nếu mỗi ngày dữ liêu ghi TBW của bạn là 828GB thì bạn có thể sử dụng ổ cứng trên trong vòng 5 năm liền.

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x